09:04 ICT Thứ ba, 19/03/2024
 
Tra cứu định vị
Đường dây nóng Bưu điện Tỉnh CM
Đường dây nóng Tổng Công Ty

Liên Kết Website

 

Đang truy cậpĐang truy cập : 79

Máy chủ tìm kiếm : 49

Khách viếng thăm : 30


Hôm nayHôm nay : 6121

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 277871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4586193

Trang nhất » Dịch Vụ » Tài Chính Bưu Chính

Tiết Kiệm Bưu Điện

Thứ ba - 16/07/2013 14:18
Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ) là dịch vụ nhằm huy động nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chủ trương của Chính phủ, do Chính phủ giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) quản lý và thực hiện theo quyết định 270/2005/QĐ-Ttg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiết Kiệm Bưu Điện

Tiết Kiệm Bưu Điện

Sản phẩm cung cấp: 

 

1    Dịch vụ tiết kiệm có kỳ hạn  
1.1    Tiết kiệm có kỳ hạn rút một lần là hình thức TK CKH trong đó khách hàng rút toàn bộ khoản tiền gửi tiết kiệm một lần (thực hiện tất toán tài khoản).            
1.2    Tiết kiệm có kỳ hạn rút từng phần là hình thức TK CKH trong đó khách hàng có thể rút khoản tiền gửi tiết kiệm nhiều lần.            
1.3    Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ  là hình thức TK CKH trong đó khách hàng lĩnh tiền lãi theo định kỳ hàng tháng, hàng quý.            
2    Dịch vụ tiết kiệm gửi góp là hình thức tiết kiệm mà theo định kỳ hàng tháng/hàng quý khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm gửi góp một khoản tiền nhất định, theo số tiền đã đăng ký lần đầu.             
3    Dịch vụ tài khoản tiết kiệm cá nhân là hình thức tiết kiệm không kỳ hạn mà khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền theo yêu cầu.   

Trên 200 điểm cung cấp dịch vụ được nối mạng trên cả nước.       
4    Dịch vụ thu hộ, chi hộ : Đây là dịch vụ hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp thu hoặc chi trả những khoản tiền từ khách hàng như tiền điện, tiền nước, phí bảo hiểm, như tiền lương, tiền hoa hồng…         

   Dịch vụ cộng thêm           
    Trích chuyển tự động:   

+ Trích tự động tiền gửi từ tài khoản Tiết kiệm Cá nhân sang tài khoản Tiết kiệm gửi góp.
+ Trích tự động tiền lãi từ tài khoản Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ sang tài khoản Tiết kiệm cá nhân.       
    Tiết kiệm bưu điện qua điện thoại    Khi đã đăng ký sử dụng dịch vụ tại các bưu điện nối mạng Tiết kiệm Bưu điện, với một chiếc máy điện thoại di động hoặc cố định, bạn chỉ cần quay số 1900545468 và làm theo hướng dẫn là có thể:
+ Vấn tin số dư hoặc các giao dịch gần nhất trên tài khoản Tiết kiệm cá nhân.
+ Chuyển khoản giữa hai tài khoản Tiết kiệm cá nhân     

Giải thích từ ngữ:


1. Bưu điện là từ dùng chung chỉ chủ thể cung cấp dịch vụ là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam hoặc các đơn vị tham gia trong quá trình cung cấp dịch vụ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
    2. Bưu cục là từ dùng chung để chỉ nơi Bưu điện tổ chức giao dịch với khách hàng về dịch vụ Tiết kiệm bưu điện, bao gồm Bưu cục nối mạng tin học TKBĐ (bưu cục nối mạng) và Bưu cục chưa nối mạng tin học TKBĐ (bưu cục thủ công).
3. Bưu cục gốc là nơi khách hàng mở tài khoản TKBĐ và là bưu cục lưu chữ ký mẫu của khách hàng.
    4. Đơn vị nhờ thu là là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng nhờ thu với Bưu điện để Bưu điện thực hiện thu hộ tiền.
    5. Đơn vị nhờ trả là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng nhờ trả với Bưu điện để Bưu điện thực hiện các thanh toán hoặc trả tiền cho khách hàng.
6. Sổ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại TKBĐ.
7. Thẻ TKBĐ: là Thẻ ghi nợ do Bưu điện phát hành để khách hàng thực hiện các giao dịch trên tài khoản tiết kiệm cá nhân. Thẻ TKBĐ chỉ dùng tại các bưu cục nối mạng tin học.
8. Thiết bị đọc thẻ: là phương tiện dùng tiếp nhận Thẻ TKBĐ khi thực hiện giao dịch.
9. Cá thể hoá thẻ: Là việc đưa thông tin cá nhân và thông tin tài khoản TKCN của khách hàng vào thẻ khi tạo thẻ.
10. Số tài khoản TK CKH/TKGG/TKCN: là số duy nhất do hệ thống máy tính cấp cho mỗi tài khoản TK CKH/TKGG/TKCN mở tại hệ thống TKBĐ.
11. Mã khách hàng: là mã số duy nhất do hệ thống máy tính cấp cho mỗi khách hàng gửi tiền tại hệ thống TKBĐ. 
12. Mật khẩu (PINCODE): là một số gồm sáu chữ số do khách hàng tự chọn và được sử dụng khi thực hiện giao dịch trên tài khoản TKCN.
13. Ngày đến hạn: là ngày TKBĐ cam kết trả hết gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng. Cơ sở để xác định ngày đến hạn là ngày gửi tiền. 
Nếu tháng đến hạn không có ngày trùng với ngày gửi tiền thì ngày đến hạn là ngày cuối cùng của tháng đó.
14. Kỳ hạn gửi tiền: là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào TKBĐ đến ngày đến hạn.
15. Ngày lĩnh lãi định kỳ: là ngày định kỳ hàng tháng/hàng quý khách hàng được lĩnh tiền lãi đối với TK CKH lĩnh lãi định kỳ. Cơ sở xác định ngày lĩnh lãi định kỳ là ngày gửi tiền.
Trường hợp kỳ lĩnh lãi không có ngày gửi tiền thì ngày lĩnh lãi định kỳ được tính là ngày cuối cùng của kỳ đó. 
16. Số dư tối thiểu: là số tiền tối thiểu mà chủ tài khoản phải duy trì trên tài khoản tiết kiệm trong suốt thời gian hoạt động của tài khoản theo quy định của Bưu điện.
17. Các trạng thái của tài khoản:
a) Trạng thái hoạt động: là trạng thái của tài khoản cho phép khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch theo quy định.
b) Trạng thái đóng: là trạng thái của tài khoản sau khi đã tất toán.
c) Trạng thái bị phong toả: là trạng thái ngừng hoạt động một số hoặc toàn bộ các giao dịch của tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, của Bưu điện hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
d) Phong toả tài khoản là việc chuyển tài khoản của khách hàng từ trạng thái hoạt động sang trạng thái phong toả.
e) Ngừng phong toả tài khoản là chuyển tài khoản của khách hàng từ trạng thái bị phong toả sang trạng thái hoạt động.
18. Vấn tin: là giao dịch xem các thông tin về khách hàng, về tài khoản, về dịch vụ hoặc thông tin tình hình hoạt động của Bưu cục để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của Bưu cục hoặc của cơ quan có thẩm quyền. 
19. Ghi giao dịch: là việc sử dụng lệnh của chương trình ứng dụng để lưu giữ các thông tin về giao dịch vào cơ sở dữ liệu.